Ngành sản xuất thực phẩm là một trong những ngành yêu cầu độ sạch rất cao và những đòi hỏi khắt khe về mọi tiêu chuẩn trong môi trường sản xuất. Thật không dễ để kiểm soát 100% quá trình giữ sạch trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ vụ án "Con ruồi nửa tỷ" của một doanh nghiệp vào thời điểm năm 2015. Người đàn ông nọ phát hiện ra có một con ruồi trong chai nước ngọt và gọi điện đến đòi hỏi doanh nghiệp đưa cho anh ta khoản tiền 1 tỷ đồng để đổi lấy sự im lặng. Sau đó, hai bên thỏa thuận giao dịch tại quán một quán cà phê khoản tiền 500 triệu đồng. Ngay sau khi giao dịch, cảnh sát ập vào hiện trường bắt quả tang người đàn ông này. TAND Tỉnh tuyên án anh ta 7 năm tù với tội danh "Cưỡng đoạt tài sản".
Ảnh minh họa - Nguồn bài viết và hình ảnh từ (SOHA.VN)
https://soha.vn/con-ruoi-nua-ty.html
Xoay quanh đó là rất nhiều vụ kiện và hàng trăm bài báo. Vụ việc trên đã gây ra những tranh cãi kéo dài suốt nhiều năm trời.
Có cách nào để những vấn đề như thế này được giải quyết một cách hợp lý nhất?
Lịch sử ngành thực phẩm có không ít những vụ "Vật thể lạ" nằm trong đồ ăn, đồ uống. Và vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm nhất hẳn là đồ mà họ bỏ tiền ra mua đáng ra phải sạch sẽ, an toàn, không thể bị ngộ độc, và đương nhiên là không có con gì bên trong cả. Những vụ bê bối vật thể lạ thì đã có không ít ông lớn bị vấp vào, và cách hành xử của doanh nghiệp chính là giải pháp tốt nhất.
Vụ án bé gái bị liệt tứ chi sau khi ngộ độc thức ăn (link bài viết bên dưới)
https://tuoitre.vn/kfc-phai-tra-83-trieu-usd-cho-mot-khach-hang-489237.htm
Trên đây là 1 trường hợp hiếm vì cô bé đã bị chứng salmonella encephalopathy - tức tổn thương não liên quan tới ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu và nhiễm khuẩn.
Có bao nhiêu người trong chúng ta thử nhìn nhận sự việc này ở con mắt của đội ngũ chịu trách nhiệm giữ vệ sinh cho dây chuyền sản xuất thực phẩm? Trước đây chúng ta đều chỉ nhìn ở con mắt của người phán xử, chúng ta nhìn nhận các sự việc theo hướng chúng ta nằm ở phía nào. Đa phần chúng ta đã nhìn nhận sự việc ở phía con mắt của người tiêu dùng hoặc con mắt của doanh nghiệp sản xuất. Các bình luận trên mạng xã hội hay các tranh luận quanh tất cả chúng ta đều chỉ tập trung công kích một trong hai bên, vấn đề mà tất cả mọi người nhìn thấy chỉ là khía cạnh luật pháp, sự đúng sai sau khi vấn đề xảy ra - tất cả chỉ xoay quanh con ruồi trong chai nước, các hành động từ phía người tiêu dùng, hành động của doanh nghiệp, tòa án và khoản tiền đó có xứng đáng hay không? Tạm ngừng bàn đến vụ án này, Chúng ta hãy thử nghĩ xem bằng cách nào để giữ cho bụi bẩn, tạp chất, côn trùng, nấm mốc,... lẫn vào trong đồ ăn, đồ uống,... trong cả 1 quy trình sản xuất khổng lồ? Liệu bao nhiêu người trong số chúng ta biết tại sao đồ ăn đồ uống hàng ngày trong siêu thị chúng ta mua lại khó kiếm côn trùng đến vậy?
Có lẽ giải pháp tốt nhất là đừng để đồ ăn, đồ uống có thể bị nhiễm bẩn.
Trong các ngành sản xuất thực phẩm, độ sạch là một trong những yếu tố quan trọng ở tất cả các quy trình sản xuất, đóng gói, đóng chai... Các tiêu chuẩn của các bộ, các ngành và Tiêu chuẩn quốc tế đề ra yêu cầu toàn bộ các quy trình sản xuất đều phải thực hiện cực kỳ vệ sinh và được thực hiện trong các môi trường đạt tiêu chuẩn Phòng sạch.
Các hệ thống lọc không khí và lọc nước tại các nhà máy sản xuất thực phẩm đòi hỏi Công nghệ về lọc bụi và diệt khuẩn cực kỳ cao (Yêu cầu sử dụng các loại lọc chống côn trùng, dị vật - Lọc sơ cấp/ Lọc vi khuẩn, diệt khuẩn - Lọc qua giai đoạn sử dụng tia UV/ Lọc bụi bẩn và tạp chất - Lọc tinh/ Lọc mùi vị, khói bụi, ô nhiễm khí, nước - Lọc Carbon/ Lọc cấp độ cao như HEPA, ULPA - HEPA và ULPA là các loại lọc được phát triển cho công nghệ lọc bụi phóng xạ) .
Hình ảnh các cấp độ lọc sạch trong một Quy trình lọc
Các biện pháp vệ sinh chính là cách tốt nhất để khắc phục những sự việc về dị vật và nguy cơ nhiễm khuẩn lẫn vào thực phẩm trong tương lai. Khi mà tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm đều đạt tiêu chuẩn tối ưu về phòng sạch và nghiêm túc thực hiện trong tất cả các quy trình sản xuất thì sẽ không có một cơ hội nào cho các trường hợp đáng tiếc nữa.
Cụ thể, hãy đi sâu hơn một chút vào kiến thức an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn Phòng sạch, chúng ta hãy cùng đi xem một bộ phận trong hệ thống Phòng sạch, đó là lọc HEPA:
Lọc HEPA có khả năng lọc sạch các hạt siêu nhỏ ở kích cỡ 0.3 micromet, khi lắp đặt trong các hệ thống lọc khí cho phòng sạch của tất cả các ngành yêu cầu độ sạch chứ không chỉ riêng sản xuất thực phẩm. Lọc HEPA hỗ trợ hệ thống tạo ra một môi trường không khí sạch ở mức độ gần như tuyệt đối. Cao hơn cấp độ này là cấp độ lọc ULPA (theo tiêu chuẩn EN1822 của Châu Âu). Đây là 1 tiêu chuẩn bắt buộc thường dùng trong các ngành thực phẩm hiện nay.
Hình ảnh một tấm lọc HEPA bám đầy các hạt siêu nhỏ sau 1 thời gian sử dụng trong hệ thống lọc
Chúng ta có thể nhìn thấy ngay những nguy cơ tiềm ẩn từ các sản phẩm nếu một doanh nghiệp nào đó không sẵn sàng chi một khoản tiền lớn vào các hệ thống phòng sạch. Với một hệ thống sản xuất quy mô có thể cần đến hàng trăm, hàng ngàn tấm lọc và các hệ thống lọc riêng tại mỗi khu vực sản xuất, chi phí sẽ thật khổng lồ, và chi phí sẽ còn lớn hơn nữa nếu quy trình thay thế và vệ sinh trở nên thường xuyên hơn. Đó cũng là câu trả lời cho việc tại sao mỗi một sản phẩm thực phẩm đóng gói, đóng hộp, đóng chai cao cấp thường có giá bán cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại
Tuy nhiên, hiện nay tất cả mọi người chưa thể nắm rõ được Quy trình sản xuất và biết được quá trình thực hiện của tất cả các doanh nghiệp sản xuất. Tất cả cơ sở để người tiêu dùng tin tưởng sử dụng đều dựa trên sự quen thuộc sau khi đã dùng sản phẩm của doanh nghiệp trước đó. Những yêu cầu khắt khe mà các Bộ ban ngành đưa ra dành cho nhà sản xuất chính là con đường tốt nhất cho cả phía Doanh nghiệp và Người tiêu dùng.
Xem thêm bài viết về Lọc khí tại ĐÂY
Viết bình luận